logo

Thích Nhất Hạnh – vị Thầy nổi tiếng của truyền thống Phật Giáo Thế giới đã viết nên tác phẩm :”Ăn trong chánh niệm, Sống trong tỉnh thức”. Có tác dụng hướng dẫn những phương thức để đổi thay những thói quen ăn uống không lành mạnh. Vậy chế độ ăn uống chánh niệm là thế nào và làm sao để áp dụng nó trong cuộc sống của người tập Yoga. Hãy cùng Yoga Plus đến với bài viết sau.

Thế nào là ăn uống chánh niệm?

Chánh niệm là một trong 8 nhánh của con đường giác ngộ Bát Chánh Đạo và là nền tảng quan trọng trong thực hành thiền. Về cơ bản, chánh niệm là tập trung sự chú ý đầy đủ vào hơi thở của bạn khi hơi thở đi vào và ra khỏi cơ thể. Nhiều người lầm tưởng rằng ăn uống chánh niệm chính là ăn chậm nhai kĩ nhưng thực chất ăn uống chánh niệm chính là người tập Yoga chọn lựa thực phẩm một cách kỹ lưỡng mà thoã mãn hai nhu cầu đó là: thứ bản thân thích và dinh dưỡng bản thân cần. Giúp người tập Yoga có nhận thức về cơn đói của  chế độ ăn uống của bản thân đồng thời tập loại bỏ những bữa ăn không cần thiết.

Ảnh: Pinterest

Lợi ích của chế độ ăn uống chánh niệm

- Ăn uống có điều độ, xoá bỏ cảm giác khi đi ngủ nhưng bao tử còn no ứ, đầy hơi.

- Cải thiện khẩu vị của người tập Yoga.

- Nâng cao được khả năng tiêu hoá của người thực hiện

- Có cái nhìn mới hơn về thực phẩm, mở rộng menu hằng ngày của người tập.

Đọc thêm bài viết: Yoga cơ bản: Từ chế độ ăn kiêng đến kỷ luật

Ảnh: Pinterest

14 cách để thực hiện chế độ ăn uống chánh niệm

1. Hãy bắt đầu từ từ. Cũng giống như mọi thói quen mới, tốt nhất là đặt ra những mục tiêu khả thi. Mỗi ngày chọn một bữa ăn chánh hay bữa ăn dặm, và thực sự thực hành ăn trong chánh niệm ở những thời điểm đó.

2. Lúc ăn không làm việc khácKhó mà chú tâm vào việc ăn uống nếu cùng lúc bạn làm việc khác. Hãy dành thời gian cho việc ăn và không làm gì khác nữa.

3. Chỉ ăn ở tại bàn ăn. Một cách nữa để tránh tình trạng ăn uống thiếu chánh niệm là tập thói quen chỉ ăn khi có thể ngồi tại bàn ăn và hoàn toàn để tâm đến thực phẩm ta đang ăn.

4. Trước khi bắt đầu vào bữa ăn, chúng ta nên dành vài phút để chiêm nghiệm về vẻ ngoài của chúng. Cách bài trí thức ăn một cách hài hoà của người nấu cũng sẽ giúp làm tăng khẩu vị của chúng ta hơn.

5. Chú tâm vào từng miếng ănHãy để ý đến vị, kết cấu (cứng, mềm, dai…) của thực phẩm và cả âm thanh khi nhai thức ăn trong miệng. Chú tâm xem bạn thích hay không thích những cảm giác này như thế nào.

6. Nhai. Ta không cần tuân theo thông lệ cực đoan ở một số tự viện là phải nhai 100 lần trước khi nuốt, nhưng ta cần nhai kỹ để thực phẩm tan ra trước khi nuốt.

7. Dùng muỗng, nĩa, đũa và đặt chúng xuống lúc đang nhai. Khi ta dùng muỗng nĩa, đũa ta dễ gắp miếng nhỏ hơn. Nếu ăn những món không cần sử dụng những thứ này cũng nên dừng lại giữa những lần bỏ đồ ăn vào miệng, như thế ta mới có thể chú tâm ăn.

Đọc thêm bài viết: 7 thực phẩm nên ăn khi tập Yoga

.

Ảnh: Pinterest

8. Chuyện trò và chia sẻ. Một trong những niềm vui khi ăn uống là có thể cùng ăn chung với những người mình thương yêu. Trong không khí đó, cũng khó để giữ chánh niệm, nhưng không phải là điều không thể. Hãy hướng đề tài về bữa ăn bạn đang dùng. Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về mùi vị, kết cấu của thực phẩm, điều bạn thích hay không thích. Lúc đầu làm việc này có vẻ kỳ kỳ, nhưng hãy tin tôi, dần dần bạn sẽ thấy việc làm này cũng thú vị đấy.

9. Hãy chọn chất lượng thay vì số lượng. Khi chọn một phần nhỏ hơn của thực phẩm chất lượng nhất trong khả năng của mình, bạn không những sẽ thưởng thức món ăn nhiều hơn, mà còn cảm thấy thỏa mãn và không phải ăn quá độ.

10. Dành thời gian để tự chuẩn bị bữa ăn cho mình, từ những nguyên liệu tươi ngon. Quá trình chuẩn bị cũng có thể là những giây phút thư giãn, thoải mái như khi ăn. Đối với người tập Yoga, việc biết nguyên liệu nào đã được bỏ vào thức ăn của mình giúp tôi rất yên tâm, nên dẫu có vất vả, phiền phức cũng đáng công.

11. Dừng việc ăn sạch tất cả mọi thứ. Chúng ta nên dừng việc kêu một lúc quá nhiều món ăn mà ta không thể tiêu hoá, sẽ khiến cơ thể chúng ta trở thành một cái thùng rác chứa những thực phẩm không nên ở trong cơ thể ta.

12. Chú tâm vào việc chế độ ăn uống, thời gian ăn của bản thân. Việc này yêu cầu bạn phải nhìn đồng hồ và nghĩ về những cái chúng ta ăn và khi nào chúng ta sẽ ăn. Giúp bạn tập trung nhiều hơn vào công việc khác ngoài ăn uống và sẽ giúp bạn nhận thức được có những lúc bạn nghĩ rằng bạn có cảm giác đang đói nhưng thật ra bạn không hề đói.

13. Không ăn những đồ ăn vặt, những bữa ăn không đúng thời khoá biểu đã đặt ra cho bản thân, không dinh dưỡng và không tốt cho sức khoẻ. Vì tất nhiên đây là những thực phẩm rác và không thích hợp với chế độ ăn uống chúng ta đã đặt ra.

14. Sử dụng cả 5 giác quan khi thực hiện chế độ ăn uống chánh niệm để thưởng thức thực phẩm ngon hơn. Khi chúng ta có cảm giác ngon sẽ giúp ta giảm bớt cảm giác đói. Giúp ta cắt giảm được lưu lượng thức ăn tốt hơn mỗi ngày.

Ảnh: Pinterest

Vậy, chế độ ăn uống chánh niệm không chỉ là một kế hoạch ăn uống mà còn là một chuẩn mực cho cả cuộc sống và hệ thống cân bằng. Bạn có thể sẽ có một cơ thể mảnh mai hơn và hơn thế nữa bạn còn được đưa đến một sự tiếp cận tổng thể giác ngộ hơn đến sức khỏe của mình.

Giang Vương - Thái Thanh (CALIPSO)

ĐỌC THÊM:  Tìm hiểu về Shudhikriyas - Quá trình thải độc và thanh lọc trong Yoga

TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁC LOẠI HÌNH YOGA THÚ VỊ TẠI CÁC TRUNG TÂM YOGA PLUS Ở VIỆT NAM:

Trung tâm Yoga Plus Aeon Mall Bình Tân: 
Tầng 2, số 01 đường số 17A, khu phố 11, 
P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM.
Hotline: (028) 7309 2999

Trung tâm Yoga Plus Thảo Điền Pearl Plaza: 
Tầng 3, 12 Quốc Hương, P. Thảo Điền, Q. 2, TP.HCM.
Hotline: (028) 7303 1999

Trung tâm Yoga Plus Tòa nhà Handico: 
Tầng 4, đường Phạm Hùng, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: (024) 7309 3999

FB fanpage: https://www.facebook.com/yogaplusvn/

BÀI VIẾT HỮU ÍCH