logo

Sở hữu gương mặt sáng, dáng người chuẩn cao, đi kèm là làn da bánh mật rắn rỏi khỏe khoắn - Cù Ngọc Quý được biết đến là một trong những siêu mẫu triển vọng của làng thời trang Việt thời gian gần đây. Cô từng chia sẻ: " Đẹp tự nhiên thì không tự nhiên đẹp. Bí quyết để duy trì được thần thái cả về hình thể và ánh mắt trên sàn catwalk đó chính là duy trì luyện tập Yoga đều đặn mỗi ngày". Hãy cùng Yoga Plus tham khảo 5 tư thế Yoga vừa đơn giản, vừa đẹp mắt mà Cù Ngọc Quý yêu thích sau đây nhé!

Auspicious Pose (Tư thế Yoga Ngồi Thiền)

Đây là một trong những tư thế ngồi thiền. Tư thế này rất phổ biến và được xem như một biểu tượng của điềm tốt lành. Khi ngồi ở tư thế này, vị trí của đôi chân tạo thành hình chữ vạn (Svastika) vì thế, nó được gọi là Svastika Asana trong tiếng Phạn.

Cách thực hiện:

  1. Ngồi với hai chân duỗi thẳng, hai tay áp sát vào thân trên, bàn tay đặt lên sàn, ngón tay khép hờ và hướng về phía trước.
  2. Gập một chân lên gần vị trí của khớp đùi chân còn lại
  3. Gập chân tiếp theo vào gần vị trí của khớp đùi chân bên kia
  4. Để hai bàn tay lên gối tương tự như tư thế ngồi thiền ( Gyana Mudra)
  5. Khi trở về vị trí bànđầu, duỗi chân phải ra trước
  6. Sau đó, duỗi chân trái và giữ hai chân hướng thẳng về trước, song song với nhau

Lưu ý:

  1. Ngồi ngay ngắn và giữ xương sống thẳng
  2. Hai bàn chân phải được đặt giữa đùi và bắp chân

Cobra pose (Tư thế Yoga Rắn Hổ Mang)

Tư thế này tương tự như hình ảnh rắn hổ mang đang săn mồi nên được gọi là Cobra pose (Tư thế Yoga Rắn Hổ Mang)

Cách thực hiện:

  1. Nằm với hai chân và các đầu ngón chân khép sát vào nhau, hướng về phía sau cơ thể, hai tay đặt dọc theo cơ thể, bàn tay khép và hướng lên trên. Trán chạm nhẹ vào mặt sàn
  2. Gập cánh tay ở khuỷu tay, đặt bàn tay lên sàn, hai cánh tay được đặt ở vị trí rộng bằng vai, ngón tay cái đặt ở phía dưới nách.
  3. Hướng cằm về trước và chạm xuống sàn. Mắt nhìn thẳng về phía trước
  4. Nâng cằm lên và xoay đầu về sau càng nhiều càng tốt. Nâng thân trên, hướng cột sống về phía sau. Không nâng phần thân dưới rốn.
  5. Giữ tư thế. Sau đó, từ từ hạ cơ thể xuống sàn, từ bụng, đến ngực, vai, cằm và cuối cùng là trán.
  6. Thả lỏng hai tay và áp sát vào hai bên cơ thể.

Lưu ý:

  1. Không đột ngột nâng cơ thể
  2. Phần thân dưới rốn không được phép nâng lên
  3. Hạn chế dồn sức nặng vào bàn tay. Phân tán sức nặng lên cánh tay và cột sống
  4. Khi ở tư thế cuối, ngón tay cái phải chạm vào phần ngực gần phía dưới cánh tay.
  5. Khi bắt đầu, có thể chịu sức nặng bằng bàn tay
  6. Khi trở về vị trí ban đầu, một số người sẽ cúi đầu xuống trước, nhưng điều này cần phải tránh. Phần cơ thể nào rời sàn trước phải hạ xuống sau cùng.

Lợi ích và hạn chế:

  1. Động tác này tác động sâu vào các nhóm cơ trên cơ thể
  2. Giúp ích với bệnh suyễn và chứng khó tiêu
  3. Giữ cột sống linh hoạt
  4. Giảm các chấn thương vùng lung

Đọc thêm bài viết: Phụng Yến – "Yoga & Du lịch giúp nuôi dưỡng cả thể chất và tâm hồn"

Half- lotus pose (Tư thế Yoga Bán Liên Hoa )

Vì vị trí của chân giống như một nửa của Tư thế Yoga Liên Hoa (Lotus Pose) nên tư thế này được gọi là Bán Liên Hoa.

Cách thực hiện:

  1. Ngồi với hai chân duỗi thẳng, hai tay áp sát vào cơ thể, bàn tay đặt lên sàn, ngón tay hướng về trước
  2. Giữ chân phải bằng tay trái và mắt cá chân phải bằng tay phải và đặt chân phải lên đùi trái.
  3. Tương tự, đặt chân trái bên dưới đùi phải
  4. Ngồi thẳng, đặt bàn tay lên đầu gối. Nhìn xuống hoặc nhìn thẳng về phía trước.
  5. Khi quay về tự thế ban đầu, thả lỏng tay và duỗi chân trái ra trước.
  6. Sau đó, duỗi chân phải và trở về tư thế ban đầu

Lưu ý:

  1. Tư thế này được xem như tư thế chuẩn bị cho Lotus Pose (tư thế Liên Hoa), vì thế, bạn nên tập tư thế này trước
  2. Khi ở cuối tư thế, đầu gối nên chạm đất

Mountain Pose (Tư thế Yoga Quả Núi)

Tư thế này khiến bạn dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh ngọn núi, do đó, nó được đặt tên là Mountain Pose (tư thế Yoga Quả Núi). Tư thế này không được tìm thấy trong các tài liệu cổ nhưng lại được lưu truyền trong tập quán lâu đời.

Cách thực hiện:

  1. Ngồi trong tư thế Yoga Liên Hoa
  2. Giơ tay lên cao và mũi bàn tay hướng lên trời như bạn đang cố vươn người. Động tác này sẽ giúp bạn làm căng cơ bụng
  3. Giữ tư thế này một lúc, sau đó thả lỏng tay và lặp lại

Lưu ý:

  1. Động tác này có thể tập ở tư thế đứng hoặc ngồi duỗi chân
  2. Ngồi thẳng lưng và nhìn về phía trước

Lợi ích và hạn chế:

  1. Giúp cột sống linh hoạt hơn
  2. Giảm đau lưng
  3. Giảm táo bón và yếu sinh lý
  4. Những người có cảm giác chóng mặt không nên tập

Đọc thêm bài viết: Gwyneth Paltrow - diễn viên trong vai vợ của Iron Man là một tín đồ Yoga nhiều năm và vẫn trẻ đẹp ở tuổi 46

Chair Pose (Tư thế Yoga Cái Ghế)

Cách thực hiện:

  1. Đứng thẳng, hai chân khép và hai tay áp sát vào cơ thể, mắt nhìn thẳng về phía trước
  2. Dang hai chân rộng một khoảng bằng một bàn chân. . Nâng cánh tay thẳng lên bằng vai, lòng bàn tay hướng xuống dưới.
  3. Nhón gót lên, đứng trên mũi bàn chân và từ từ hạ trọng tâm xuống ngón chân
  4. Đặt hai tay lên gối
  5. Giữ một lúc, khi trở về vị trí ban đầu, nâng cánh tay lên ngang bằng vai
  6. Giữ thăng bằng, đứng thẳng trên mũi chân, sau đó nhẹ nhàng chạm gót xuống mặt sàn
  7. Thả tay và áp sát vào hai bên hông, trở về tư thế ban đầu với hai chân khép.

Lưu ý:

  1. Đây là một tư thế cần giữ thăng bằng, do đó, cố gắng duy trì sự thăng bằng khi ngồi hoặc đứng trên mũi chân
  2. Ở phần cuối của tư thế, phần thân trên phải được giữ thẳng
  3. Không dồn sức nặng lên gót chân

Lợi ích và hạn chế:

  1. Cơ bắp chân trở nên săn chắc, loại bỏ táo bón và suy thần kinh của các cơ quan bên dưới.
  2. Những người bị đau cơ không nên thực hiện tư thế này.

Trên đây là những tư thế Yoga vừa đơn giản, vừa đẹp mắt mà Cù Ngọc Quý đã chia sẻ. Yoga Plus hi vọng rằng bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn cho bài tập của mình. Hãy kiên trì tập luyện Yoga để duy trì sức khỏe và tràn đầy năng lượng trong cuộc sống.

Willa Phan (CALIPSO)

ĐỌC THÊM:  Sara Ticha - tín đồ thực hiện bộ ảnh Yoga về thành phố New York đẹp đến nao lòng

TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁC LOẠI HÌNH YOGA THÚ VỊ TẠI CÁC TRUNG TÂM YOGA PLUS Ở VIỆT NAM:

Trung tâm Yoga Plus Aeon Mall Bình Tân: 
Tầng 2, số 01 đường số 17A, khu phố 11, 
P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM.
Hotline: (028) 7309 2999

Trung tâm Yoga Plus Thảo Điền Pearl Plaza: 
Tầng 3, 12 Quốc Hương, P. Thảo Điền, Q. 2, TP.HCM.
Hotline: (028) 7303 1999

Trung tâm Yoga Plus Tòa nhà Handico: 
Tầng 4, đường Phạm Hùng, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: (024) 7309 3999

FB fanpage: https://www.facebook.com/yogaplusvn/

BÀI VIẾT HỮU ÍCH