logo

Áp lực từ nhiều mặt trong đời sống hằng ngày khiến con người trở nên mệt mỏi và thậm chí trở nên khủng hoảng. Tình trạng này kéo dài làm chúng ta rơi vào trạng thái trầm cảm và có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Vì thế, Yoga Plus cùng bài viết về lợi ích chữa bệnh trầm cảm của Yoga sẽ giúp bạn có thêm cách đối phó với căn bệnh nguy hiểm này.

Yoga tác động thế nào đến bệnh trầm cảm?

Căn bệnh trầm cảm có rất nhiều nguyên nhân. Từ yếu tố khách quan do tác động từ xã hội bên ngoài. Từ yếu tố chủ quan, do một phần tâm lý của người bệnh không được cân bằng (hoặc tâm lý yếu đuối), vì vậy khi gặp các vấn đề khó khăn trong cuộc sống tác động đến thì không có khả năng thích ứng. Từ đó, họ sinh ra cảm giác sợ sệt, hay lo âu và dẫn đến chứng mất ngủ. Nếu để tình trạng này kéo dài gây cho bệnh nhân các bệnh về tâm lý, như chứng hoang tưởng, trạng thái bất an, ngại tiếp xúc với mọi người và các bệnh về thể chất.

Ảnh: Pinterest

Nhiều nghiên cứu đã và đang sử dụng các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát để tìm ra mối quan hệ giữa Yoga và bệnh trầm cảm. Dựa theo báo cáo về Sức khỏe Thần kinh của Đại học Harvard, họ cho rằng Yoga có thể:

  • Giảm căng thẳng
  • Giúp làm dịu sự lo lắng và phiền muộn
  • Là một kĩ thuật “tự xoa dịu” tương tự như Thiền, thư giãn và luyện tập thể dục
  • Cải thiện nguồn năng lượng tích cực trong cơ thể

Yoga là một môn thể dục liên quan đến nhiều tư thế khác nhau, những kĩ thuật thở cũng như Thiền định. Phương pháp trị liệu này có thể giúp chữa bệnh trầm cảm cũng như các triệu chứng như thiếu tập trung hoặc thiếu hụt năng lượng. Cụ thể là trong kết quả của một cuộc nghiên cứu do Viện Quốc gia Tâm thần và thần kinh học ở Ấn Độ đưa ra, với 73% bệnh nhân trầm cảm đã có sự thuyên giảm rõ rệt và thậm chí là hết hẳn bệnh nhờ tập luyện Yoga hàng ngày. Nghiên cứu này giải thích khi tập Yoga cơ thể sẽ tiết ra GAGB – 1 chất truyền thần kinh làm tăng hưng phấn, sự vui vẻ và giảm triệu chứng trầm cảm khá hiệu quả. 

Kết quả này thu được dựa trên kết quả so sánh ba nhóm bệnh nhân trầm cảm: Một nhóm chỉ tập Yoga, nhóm thứ hai tập thể dục và uống thuốc chống trầm cảm, nhóm thứ ba chỉ dùng thuốc chống trầm cảm. Sau 6 tuần quan sát, nhóm dùng thuốc giảm nhiều các triệu chứng trầm cảm nhất. Tuy nhiên, sau 10 tháng theo dõi, nhóm chỉ tập Yoga lại cho kết quả thuyên giảm bệnh trầm cảm tốt nhất.

Ảnh: Sira Ticha

Chính vì thế, hiện nay nhiều người đã và đang lựa chọn biện pháp Yoga trị liệu để giải quyết:

  • Các vấn đề liên quan đến thần kinh và cảm xúc, ví dụ như stress, lo lắng hay phiền muộn
  • Các triệu chứng rối loạn chức năng cơ thể
  • Các chứng đau mãn tính hay đau kéo dài như đau lưng dưới
  • Cải thiện sức khỏe cho cơ thể cũng như cảm thấy lạc quan hơn.

Yoga trị liệu hoạt động thế nào?

Yoga trị liệu có tác dụng rất hiệu quả trong việc chữa bệnh trầm cảm. Cho dù Yoga không phải là sở trường của bạn thì sự kết hợp giữa Thiền và các chuyển của cơ thể sẽ cung cấp 2 yếu tố quan trọng để xoa dịu chứng phiền muộn, lo âu. Thiền định giúp đưa người tập vào một trạng thái tịnh, cho phép họ được thanh tấy tâm trí mình. Kiểm soát, tập trung vào các chuyển động của cơ thể cũng giúp tăng cường sự kết nối giữa tâm hồn và thể xác.

Chúng ta cũng có thể xoa dịu tâm trí và cảm xúc với Yoga bằng việc tập trung và kiểm soát hơi thở, sâu, đều và chậm rãi.

Ảnh: Sira Ticha

Cải thiện tâm trạng và đẩy lùi chứng bệnh trầm cảm

Cũng như luyện tập thể dục, Yoga là một cách tự nhiên để tăng cường việc sản xuất hóc môn Serotonin. Hóc môn này một đóng vai trò trong việc chữa trị chứng bệnh trầm cảm vì nó có tác dụng thúc đẩy cảm giác thư giãn, bình tĩnh, tập trung và hạnh phúc của con người. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc chứng trầm cảm thường có chỉ số serotonin thấp hơn bình thường.

Yoga cũng cực kì hữu ích vì tính chậm rãi, nhẹ nhàng tự nhiên của nó. Mỗi một tư thế đều mang tính đa dạng nên người tập ở mỗi cấp độ khác nhau đều có thể luyện tập. Thường thì các Master Yoga chuyên nghiệp khi giảng dạy sẽ tập trung nhiều vào hơi thở, sự tập trung và chuyển động trơn tru của cơ thể. Họ cũng sẽ khuyến khích bạn hướng sự tập trung của mình vào những suy nghĩ lạc quan để xóa dịu tinh thần và thể xác.

Ảnh: Sira Ticha

Đọc thêm bài viết: Vì sao tập Yoga giảm stress lại hiệu quả hơn cả nghe nhạc?

Giảm stress và chứng căng thẳng, lo âu

Yoga cũng làm tăng nhịp đập của tim, hoặc thay đổi thời gian giữa mỗi lần tim đập bằng cách tăng cường sự thư giãn, để chúng lấn áp đi cảm giác căng thẳng, bí bách mà bạn đang gặp phải. Chỉ số nhịp tim cao nghĩa là cơ thể bạn sẽ cảm thấy tốt hơn ở trạng thái tự vận động và thích nghi thay vì căng thẳng.

Yoga cũng có thể:

  • Giảm thiểu triệu chứng Nhịp tim chậm
  • Giảm chứng hạ huyết áp
  • Giúp thở dễ dàng hơn
  • Tăng khả năng chịu đau của cơ thể

Ảnh: Sira Ticha

Các động tác Yoga ngoài các tác dụng nâng cao sức khoẻ về mặt thể chất, nó còn giúp cân bằng các cảm xúc thông qua tác động các tuyến trong cơ thể. Việc luyện tập Yoga đều đặn sẽ giúp người bệnh mở rộng tâm trí hơn, có cái nhìn khách quan và lạc quan đối với cuộc sống. Tuy nhiên, để có thể chữa bệnh trầm cảm một cách triệt để, người tập cần kết hợp việc luyện tập Yoga với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lí, lành mạnh. Để nhận được sự hướng dẫn tận tình trong quá trình luyện tập và đạt được hiệu quả, được lắng nghe những chia sẻ, bí quyết sống khỏe từ những Master Yoga chuyên nghiệp, đừng ngần ngại mà hãy tìm đến với Yoga Plus. Chúng tôi chắc chắn rằng, bạn sẽ không bỏ dở bất cứ một phút luyện tập giá trị nào cùng Yoga.

Tư thế em bé (Child Pose)

Lợi ích: 

Tư thế Yoga này giúp bạn giải tỏa căng thẳng, thư giãn vùng ngực, lưng và vai, xoa dịu tâm trí, tăng cường lưu thông máu trên toàn cơ thể.

Cách thực hiện:

- Bắt đầu ở thế ngồi trên gót chân. Khi bạn cảm thấy thoải mái, mở rộng đầu gối và hông bằng vai, hít thở đều.

- Từ từ đổ người về trước, ngực và bụng thư giãn trên đùi, đầu chạm đất, thở ra.

- Tay duỗi thẳng qua đầu, thẳng hàng với đầu gối hoặc đặt song song hai bên thân người. Thả lỏng vai trên sàn, cảm nhận sức nặng của vai trên cạnh vai chạm sàn.

- Giữ thế trong vòng 30s đến vài phút.

- Để kết thúc tư thế, thư giãn, hít thở đều và nâng người lên từ từ.

Ảnh: VeryWell

Tư thế Yoga Chó Cúi Mặt (Downward Facing Dog)

Lợi ích:

Tư thế Yoga này giúp ta xóa tan căng thẳng vùng não bộ, tiếp thêm năng lượng cho toàn bộ cơ thể.

Cách thực hiện:

- Quỳ trên cả hai chân và hai tay, đầu gối mở rộng bằng hông. Hai tay mở rộng bằng vai, các ngón tay xòe rộng.

- Dùng lực cánh tay, từ từ đẩy người lên cao, hai chân duỗi thẳng.

- Dịch chuyển hai tay lên phía trước, lùi chân về phía sau để kéo dài thân người. Ép chặt bắp đùi khi di chuyển

- Giữ tư thế này từ 1 đến 3 phút, chú ý vào hơi thở. Sau đó từ từ gập đầu gối lại và trở về tư thế Đứa Trẻ.

Ảnh: Freedom Genesis

Tư thế Yoga Gập Người Chân Rộng (Wide- Legged Standing Forward Bend Pose)

Lợi ích:

Bài tập Yoga này có tác dụng giảm căng ở các dây thần kinh não bộ và cải thiện tuần hoàn máu, hạn chế cảm giác mệt mỏi. Ngoài ra còn giúp chống lão hóa cho cơ thể.

Cách thực hiện:

- Bắt đầu bằng tư thế Trái núi. Đặt hai bàn tay lên hai bắp đùi. Hai chân tách rộng bằng hai lần vai sao cho hai bàn chân thẳng hàng và song song với nhau, ngón chân hướng thẳng phía trước.

- Hít vào, thở ra đồng thời gập người ra phía trước từ hai bắp đùi, giữ cho hai gót chân trên sàn và lưng luôn thẳng.

- Đặt hai bàn tay xuống sàn cách nhau bằng chiều rộng của hai vai. Hai cánh tay thẳng, các ngón tay xòe rộng, hướng thẳng ra phía trước.

- Hướng đỉnh đầu xuống sàn và nghiêng xương tọa hướng lên phía trần nhà để kéo giãn xương sống.

- Hít vào, thở ra đồng thời cong hai cùi chỏ và đưa ngực hướng về phía khoảng cách giữa hai đùi.

- Đầu và cổ buông thõng xuống sàn, cảm nhận xương sống đang giãn ra, tưởng tượng bắp chân sau của hai chân và cơ đùi trong đang duỗi ra theo từng hơi thở.

- Giữ tư thế từ 30 giây tới 1 phút.

Ảnh: Pinterest

Tư thế gác chân lên tường (Legs Up The Wall)

Lợi ích:

Tư thế Yoga này giúp người tập thư giãn tâm trí, giải tỏa mệt mỏi, đưa bạn vào giấc ngủ dễ dàng, giảm chứng bệnh trầm cảm.

Cách thực hiện:

- Nằm trên giường hoặc trên thảm tập kê sát tường, cố gắng để mông áp sát vào mặt phẳng của tường càng nhiều càng tốt, hướng đầu ra ngoài.

- Gác chân lên tường, điều chỉnh tư thế sao cho chân áp chặt vào tường và vuông góc với mặt đất.

- Hai tay để dọc theo thân hoặc đặt tay lên bụng.

- Nhắm mắt lại và tập trung vào việc hít thở thật chậm rãi. Thực hiện khoảng từ 5-10 phút, tập càng nhiều lần trong ngày càng tốt.

- Bạn có thể đặt dưới mông 1 chiếc gối hoặc khăn giúp thực hiện tư thế một cách chuẩn xác hơn.

Ảnh: The Thirty

Tư thế Đứng Bằng Vai (Shoulderstand)

Lợi ích:

Tư thế này giúp điều trị chứng mất ngủ và trầm cảm, khắc phục trạng thái u mê, thờ ơ, chậm chạp.

Cách thực hiện:

- Nằm ngửa, hai đầu gối gấp lại, hai cánh tay đặt xuôi theo hai bên thân người. Lòng bàn tay úp xuống.

- Hít vào. Kéo hai đầu gối về phía ngực, hai khuỷu tay chống xuống sàn, nâng mông lên.

- Dùng hai bàn tay đỡ hông. Thở ra. Kéo hai bàn tay xuống lưng, cánh tay vẫn nằm trên sàn. Nâng người lên cao, dồn trọng lượng cơ thể lên vai. Giữ cột sống thẳng, cổ thả lỏng. Trượt hai bàn tay đến gần vai để nâng thân người thẳng đứng. Từ từ duỗi thẳng hai chân về hướng trần nhà và đưa hai khuỷu tay lại gần nhau. Hít thở đều đặn. Ban đầu, chỉ nên giữ tư thế này trong giây lát.

- Thở ra, co hai đầu gối về phía đầu, cuộn đầu thấp xuống, hai bàn tay vẫn đỡ lưng. Khi hạ xuống, bạn cần để cho đầu và vai nâng lên khỏi sàn. Vào tư thế ngồi gập người về trước, hai đầu gối co lại như trong hình minh họa. Tựa đầu trên gối để thư giãn.

Ảnh: SpaFinder

Tư Thế Yoga Thiền (Meditation) 

Lợi ích:

Tư thế này có tác dụng điều hòa cảm xúc, làm êm dịu thần kinh và giúp thư giãn, quên đi những suy nghĩ tiêu cực, tinh tâm, hạn chế chứng bệnh trầm cảm.

Cách thực hiện:

- Ngồi với hai chân duỗi thẳng, hai tay áp sát vào thân trên, bàn tay đặt lên sàn, ngón tay khép hờ và hướng về phía trước

- Gập một chân lên gần vị trí của khớp đùi chân còn lại

- Gập chân tiếp theo vào gần vị trí của khớp đùi chân bên kia

- Để hai bàn tay lên gối tương tự như tư thế ngồi thiền (Gyana Mudra)

- Khi trở về vị trí ban đầu, duỗi chân phải ra trước

- Sau đó, duỗi chân trái và giữ hai chân hướng thẳng về trước, song song với nhau

- Kết hợp với hơi thở sâu và đều.

Ảnh: blissedsoul

Để có thể điều trị bệnh trầm cảm một cách dứt điểm, cũng không thể dựa hoàn toàn vào việc tập luyện Yoga. Bạn nên cố gắng xây dựng một lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý, không lạm dụng các chất kích thích, thuốc chữa bệnh trầm cảm theo đơn của bác sĩ...chính là phương pháp tốt để có sức khỏe và một tinh thần sảng khoái, lạc quan.

Kristen Bell

Kristen Bell là nữ diễn viên xinh đẹp người Mỹ, đảm nhiệm lồng tiếng cho vai công chúa Anna trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Frozen, và gần đây nhất là vai diễn hài hước trong bộ phim hài Bad Moms. Qua một cuộc phỏng vấn với Youtube trong chương trình “Off-Camera”, cô đã chia sẻ rằng mình từng phải uống thuốc để chữa trị căn bệnh trầm cảm và chứng lo âu vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Cô cũng đề cập rằng mẹ, bà và nhiều thành viên khác trong gia đình cũng gặp phải vấn đề tương tự. Bên cạnh sự giúp đỡ, động viên từ bạn bè, người thân, Kristen đã lựa chọn Yoga và Thiền định, giúp cô đẩy lùi những phiềm muộn, căng thẳng. 

Ảnh: Pinterest

Ảnh: HawtCelebs

Cô nói: “Sự đau đớn, buồn tủi cũng như những lần bị gạt bỏ trong cuộc sống, cơ thể và tâm trí chúng ta như muốn ngủ yên mãi mãi. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng, từ bỏ không phải là cách giải quyết tốt nhất, mà hãy chiến đâu vì bản thân, không ngừng tìm kiếm sức mạnh cho chính mình. Nếu bạn đối tốt với cơ thể của chính mình, thì cơ thể sẽ đối tốt lại với bạn, và Yoga chính là món quà dành cho cả hai”. Đến bây giờ, cho dù đã gần 40 nhưng Kristen vẫn luôn giữ cho mình được sự trẻ trung, lạc quan, một cơ thể khỏe mạnh và tận hưởng hạnh phúc bên gia đình cũng như với sự nghiệp đang ngày càng đi lên của mình.

Miley Cyrus

Chẳng còn xa lạ với cô gái Hana Montana ngày nào, Miley giờ đây đã trưởng thành trong cả vẻ ngoài và phong cách biểu diễn của mình. Đã từng là một trong những biểu tượng Disney trong lòng các bạn trẻ, khi lớn lên, trải qua nhiều lần sóng gió trong sự nghiệp ca hát cũng như chuyện tình cảm dẫn cô vào con đường sa ngã, trở thành hình ảnh nổi loạn trong mắt các vị phụ huynh. Miley đã phải một hứng chịu không biết bao nhiêu gạch đá từ dư luận, chỉ trích từ phía người hâm mộ. Cô nói: “Nhiều người nhìn vào sự trầm cảm của tôi dưới hình ảnh của một con bé nổi loạn, nhưng thật sự không phải vậy- Tôi không thể ngăn cản được nó. Tôi không thể cho mọi người thấy cái mà tôi không có, đó là niềm vui. Chẳng có gì tệ hơn là việc phải giả vờ như là mình đang hạnh phúc cả.”

Ảnh: Youtube

Ảnh: Instagram

Ảnh: Elle

Và bây giờ hãy nhìn Miley xem!! Cô ấy đã trở thành một thiếu nữ trưởng thành với những bản hit thành công và con đường tương lai rộng mở. Bên cạnh nghị lực mạnh mẽ, ý chí cố gắng không ngừng để chứng minh tài năng của mình, thì Yoga chính là một trong những yếu tố tạo nên Miley của hôm nay. Cô ấy cũng rất tích cực chia sẻ hình ảnh cũng như clip tập Yoga của mình với lời nhắn: “Hãy luyện tập Yoga, không chỉ là cho cơ thể mà còn là cho chính tinh thần bạn!” “ DO YOGA or GO CRAZY!”

Gwyneth Paltrow

Đối với nữ diễn viên của loạt phim Siêu Anh Hùng Marvel đình đám Gwyneth Paltrow, năm 2006 khi cô hạ sinh đứa con trai bé bỏng của mình- Moses- là khoảng thời gian khó khăn nhất, dẫn cô đến với chứng bệnh trầm cảm mà đến cô cũng không thể nhận ra cho đến khi nó qua đi. "Tôi đã mong rằng mình sẽ có một khoảng thời gian phấn chấn hơn sau khi con trai mình chào đời, nhiều như tôi đã có khi con gái tôi được sinh ra hai năm trước đó", cô viết trên blog của mình, Goop.com: "Nhưng không!! Thay vào đó, tôi đã phải đối mặt với một trong những chương đen tối và gây đau đớn nhất trong cuộc đời ".

Ảnh: Dailymail

Ảnh: W Magazine

Chính những căng thẳng và mệt mỏi từ cuộc sống, nhất là trong thời kì khủng hoảng sau khi sinh đã khiến Gwyneth mắc phải chứng bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, nhờ có bí quyết sống lành mạnh, cân bằng kết hợp thời khóa biểu luyện tập Yoga đều đặn, cô đã vượt qua được thời kì khủng hoảng ấy và cho đến nay, khi đã ở độ tuổi trung niên, nữ diễn viên vẫn giữ được cho mình một thân hình săn chắc, thon gọn và tinh thần lạc quan, tràn đầy sức sống.

Đọc thêm bài viết: 8 tư thế Yoga giúp bạn đánh bay stress

Harry Styles

Là nam ca sĩ trẻ nổi tiếng của nhóm nhạc One Direction, sở hữu cho mình hang triệu lượt Fan hâm mộ trên toàn thế giới, thế nhưng có nhiều tin đồn rằng Harry đã phải hứng chịu rất nhiều sự trêu chọc, bắt nạt từ những người bạn khi cậu còn ở quê nhà Holmes Chapel. Những người bạn học cũ của cậu kể lại rằng: “Nhiều người gọi Harry bằng những từ ngữ xúc phạm, và trêu chọc cậu ấy bằng những lời không hay. Có những người đã từng là bạn, thế nhưng bây giờ họ cũng lại quay sang ghét cậu ấy luôn. Điều này khiến cho Harry thật sự buồn vì cậu ấy là một người khá nhạy cảm.”

Ảnh: The Sun

Ảnh: Twitter

Dường như đó là một trong những lí do khiến cho Harry không thể ngăn mình trước căn bệnh trầm cảm. Thế nhưng, để giữ cho tinh thần luôn lạc quan và có đủ năng lượng để cháy hết mình trên sân khấu, Harry đã lựa chọn Yoga làm bộ môn để duy trì sức khỏe và cải thiện tinh thần và chữa bệnh trầm cảm cho chính mình. Mặc dù bác sĩ khuyên Harry nên tập Ballet, nhưng cậu lại chọn Yoga. Yoga không những giúp cậu khắc phục tình trạng đau lưng của mình mà còn làm xoa dịu tinh thần, đẩy lùi những suy nghĩ tiêu cực không đáng có.

Yoga Plus tin rằng, trong mỗi chúng ta ai rồi cũng sẽ có lúc cảm thấy yếu lòng, mệt mỏi mà muốn từ bỏ. Thế nhưng, hãy cố gắng nhìn vào những điều lạc quan nhất, không ngừng chiến đấu vì bản thân để biến mình trở thành một người tốt hơn. Và Yoga chắc chắn sẽ trở thành một trong những người bạn đồng hành tuyệt vời nhất cho chính sức khỏe và tinh thần của bạn đấy.

Lê Trang - Willa Phan (CALIPSO)

ĐỌC THÊM: Luyện tập Yoga - sợi dây gắn kết tình cảm gia đình

----

TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁC LOẠI HÌNH YOGA THÚ VỊ TẠI CÁC TRUNG TÂM YOGA PLUS Ở VIỆT NAM:

Trung tâm Yoga Plus Aeon Mall Bình Tân: 
Tầng 2, số 01 đường số 17A, khu phố 11, 
P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM.
Hotline: (028) 7309 2999

Trung tâm Yoga Plus Thảo Điền Pearl Plaza: 
Tầng 3, 12 Quốc Hương, P. Thảo Điền, Q. 2, TP.HCM.
Hotline: (028) 7303 1999

Trung tâm Yoga Plus Tòa nhà Handico: 
Tầng 4, đường Phạm Hùng, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: (024) 7309 3999

FB fanpage: https://www.facebook.com/yogaplusvn/

BÀI VIẾT HỮU ÍCH